Những ai không nên đeo kính áp tròng?

Với những công dụng chỉnh tật khúc xạ, tăng tính thẩm mỹ , thuận tiện trong nhiều hoạt động như thể thao và nghệ thuật thì kính áp tròng đang ngày được các bạn trẻ sử dụng để thay thế kính gọng. Tuy nhiên có phải tất cả mọi người đều sử dụng được loại kính đặc biệt này? Những ai không nên đeo kính áp tròng? Cùng Blue Eyes tìm hiểu nhé!

1.Kính áp tròng và công dụng mang lại.

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Kính được làm từ chất liệu tổng hợp , đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt.

Kính áp tròng trong suốt Clear - Lens Hàn Quốc

Công dụng.

  1. Điều chỉnh tật khúc xạ.
  2. Tăng tính thẩm mỹ, biến hóa với nhiều phong cách khác nhau.
  3. Không bị hạn chế tầm nhìn.
  4. Thuận tiện trong các hoạt động thể thao và nghệ thuật.
  5. Bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím và tác hại của môi trường.

2.Những ai không nên đeo kính áp tròng?

Một số trường hợp không nên dùng kính áp tròng như:

Các bệnh nhiễm trùng mắt và cách phòng ngừa - Nhà thuốc Long Châu

  1. Người bị khô mắt.
  2. Người viêm nhiễm mạn tính tại mi và giác mạc.
  3. Người không thể thao tác với kính áp tròng hoặc có cảm giác ghê sợ khi đeo kính này. 
  4. Dưới 9 tuổi

Khi đeo kính áp tròng hay kính gọng cần thường xuyên đi kiểm tra mắt theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu mắt có biểu hiện bất thường (cộm, đỏ, ngứa, rát...) cần đi khám và điều trị kịp thời. Không dùng chung kính áp tròng với người khác vì đây là một trong những nguyên nhân lây lan các vấn đề về mắt. Đặc biệt, nếu kính bị rách hay trầy xước thì phải bỏ ngay lập tức. Không nên sử dụng các loại kính áp tròng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho mắt.

3.Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng.

  1. Trước khi sử dụng kính áp tròng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt bởi những người bị các bệnh về mắt nếu đeo kính áp tròng có thể bị kích ứng mắt. Bên cạnh đó, kính áp tròng cần đeo đúng độ đối với người bị các tật khúc xạ nên cần được khám kỹ trước khi mua, sử dụng;
  2. Không sử dụng kính áp tròng không rõ nguồn gốc;
  3. Trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng cần rửa tay thật sạch;
  4.  Không nên đeo kính áp tròng trong thời gian dài cần cho mắt có thời gian nghỉ ngơi. Nguyên nhân vì nếu đeo kính áp tròng trong thời gian lâu sẽ ngăn giác mạc mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy, thậm chí có thể dẫn tới viêm giác mạc. Thời gian đeo kính áp tròng dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, môi trường sống và tình trạng mắt của mỗi người.
  5. Trong thời gian nghỉ ngơi nên ngâm kính áp tròng trong dung dịch rửa kính chuyên dụng để giúp kính không bị biến dạng, tăng tuổi thọ của kính;
  6. Nhỏ mắt từ 6 - 8 lần khi đeo kính áp tròng từ 10h - 12h;
  7. Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ vì khi lấy kính ra khỏi dung dịch, nó đã bị nhiễm khuẩn bởi tay hoặc dụng cụ lấy kính nên nếu ngâm lại sẽ làm kính bị nhiễm trùng, gây kích ứng mắt;
  8. Vệ sinh kính đúng cách bằng dung dịch nước chuyên dụng, không dùng nước máy hoặc nước lọc vì trong đó vẫn có vi khuẩn có thể gây kích ứng mắt; Không sử dụng lại đối với loại kính áp tròng dùng 1 lần;
  9. Không dùng kính áp tròng khi đang bị đau mắt với các biểu hiện như sưng, đỏ, chảy nước mắt;
  10. Nếu kính áp tròng bị rách hoặc trầy xước cần bỏ ngay lập tức vì nếu cố đeo có thể khiến giác mạc bị tổn thương
  11. Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng vì sau thời hạn sử dụng, kính sẽ mất khả năng tự bảo vệ, các tạp chất, vi khuẩn có thể bám vào kính. Do vậy, người dùng cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng của kính, thay kính sau mỗi 3 - 6 tháng sử dụng tùy loại;
  12. Nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm vì nếu đeo kính sau khi trang điểm thì bụi phấn hoặc mascara có thể rơi vào kính, gây kích ứng mắt; Trang điểm khi đeo kính áp tròng: làm sao để tránh kích ứng? - Tạp chí Đẹp
  13. Không dùng chung kính áp tròng với người khác để tránh nguy cơ lây lan các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, mỗi kính áp tròng sẽ có kích cỡ, hình dạng khác nhau do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu. Nếu mang không đúng cỡ kính, mắt sẽ có cảm giác khó chịu
  14. Vệ sinh hộp đựng kính thường xuyên và thay hộp đựng kính mới 4 tuần/lần hoặc theo khuyến cáo của hãng sản xuất
  15. Người bị khô mắt, bị viêm nhiễm mạn tính tại mi mắt và giác mạc không nên đeo kính áp tròng;
  16. Khi đeo kính áp tròng cần thường xuyên kiểm tra mắt theo lịch hẹn của bác sĩ.
  17. Nếu mắt có biểu hiện bất thường như cộm, đỏ hoặc ngứa, rát,... cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm ở nước ta, việc đeo kính áp tròng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khiến mắt người dùng bị đỏ, khô, viêm loét hay nhiễm khuẩn,... Do vậy việc lựa chọn mua kính áp tròng tại 1 cơ sở uy tín là việc làm cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt của bạn. Blue Eyes cơ sở bán kính áp tròng uy tín số 1 Việt Nam rất vui lòng được phục vụ bạn.

---------------------------------------------------

BLUE EYES - KOREA CONTACT LENS

Liên tục tuyển sỉ, tuyển đại lý phân phối.

- Tel: 0965.039.030

- Add: Imperia 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- IG: lens.blueeyes

-Fanpage: Blue Eyes

-Website: blue-eye.vn

 

Bạn đang xem: Những ai không nên đeo kính áp tròng?
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: